S
Rất nhiều người kêu trời vì nóng nhưng không dám bất điều hòa do sợ con ốm. Thực chất, điều hòa rất cần thiết cho trẻ và những cách dưới đây có thể tránh “phản ứng phụ” cho trẻ.
Chỉnh nhiệt độ theo “tạng” của con
Nhiệt độ máy điều hòa thích hợp nhất là dao động trong khoảng 25 – 28 độ C, thông thường chỉ thấp hơn ngoài trời 7-80C. Nhưng chúng nên được điều chỉnh tùy theo độ tuổi và thể trạng của từng trẻ. Nhiệt độ trong phòng cho trẻ sơ sinh thích hợp là khoảng 27-28 độ C. Với trẻ lớn hơn, nhiệt độ có thể hạ xuống 1-2 độC. Những trẻ có cân nặng dư thừa, hiếu động cần nhiệt độ thấp hơn trẻ gầy yếu.
Cần đặc biệt lưu ý đối với trẻ sơ sinh nằm điều hòa
Cách tốt nhất để xác định là sau khi điều hòa đã tỏa mát khắp phòng, bạn nên sờ vào gáy, lưng của con, nếu thấy không ra mồ hôi, không nóng, mát vừa đủ nghĩa là nhiệt độ đó đã thích hợp với con mình.
Vệ sinh điều hòa định kỳ
Máy điều hòa không được vệ sinh sẽ có rất nhiều vi khuẩn, nấm mốc, bụi. Bạn nên định kỳ vệ sinh điều hòa mỗi tháng một lần. Bạn có thể tự làm vệ sinh theo trình tự: tắt máy lạnh, mở mặt trước của giàn lạnh, dùng bình xịt nước áp lực (loại phun thuốc cho cây) xịt mạnh vào các lá kim loại của giàn lạnh và giàn nóng. Sau khi xịt xong, đóng máy lạnh lại, để yên ít nhất nửa giờ mới cắm điện lại. Nếu thấy không an toàn, bạn nên thuê dịch vụ vệ sinh máy lạnh.
Tránh cho con di chuyển nhiều
Thông thường, bạn chỉ bật máy lạnh ở phòng khách và phòng ngủ. Trong khi đó những khu vực như nhà bếp hoặc ban công, hành lang sẽ có nhiệt độ chênh lệch lớn so với phòng có điều hòa. Nếu bạn để bé đi ra đi vào nhiều lần giữa các khu vực có chênh lệch nhiệt độ này, sẽ khiến cơ thể bé gặp phản ứng đột ngột. Trẻ có tuổi càng nhỏ, trung tâm điều hòa nhiệt độ ở não càng non yếu nên càng dễ “sốc” nhiệt.
Bởi thế, bạn nên chốt cửa phòng có điều hòa để tránh tình trạng bé chạy ra chạy vào. Khi cho con ra ngoài, bạn nên giữ bé ở ngay cửa phòng điều hòa khoảng 5 phút để quen dần với nhiệt độ tăng dần.
Mua thêm nước xịt mũi
Điều hòa thường làm khô da, khô niêm mạc mũi nên dẫn tới ngạt mũi, khó thở. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn thường xuyên xịt nước muối sinh lý vào mũi cho bé. Nên nhớ nước xịt mũi trong trường hợp này chỉ là nước muối sinh lý, tránh các loại thuốc xịt khác vì có thể gây ra phản ưng phụ như sung huyết, khó thở…
Đồng thời, bạn nên dùng máy phun sương trong phòng điều hòa, nhưng lưu ý bật máy ở tốc độ vừa phải, tránh ẩm ướt quá. Nếu không thể tự cảm nhận được, bạn nên sắm thêm một chiếc máy đo độ ẩm (loại rẻ có giá từ 100-500.000đ). Độ ẩm thích hợp nhất cho da là 65%.
Che kín bụng cho trẻ
Vùng bụng, nhất là khu quanh rốn là vùng nhạy cảm. Nếu vùng này bị cảm lạnh. Bởi thế khi cho bé ở trong phòng điều hòa, bạn cần cho con mặc kín vùng bụng hoặc dùng khăn mỏng đắp ngang qua bụng.
Mở cửa phòng mỗi ngày
Có những gia đình đóng cửa phòng cả ngày vì “cậy” đã có điều hòa thông khí. Cách làm này khiến phòng nhiều khí carbon và nấm mốc, vi khuẩn độc hại hơn nên tăng nguy cơ ngạt thở, nhiễm bệnh cho trẻ. Bởi vậy, mỗi sáng bạn nên mở toang cửa phòng để không khí lưu thông, bật quạt gió để đuổi không khí tù đọng ra ngoài.
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét