Các lỗi thường gặp của điều hòa không khí


Các lỗi thường gặp của điều hòa không khí
Trong cuộc sống, con người cũng có lúc ốm lúc đau. Chiếc máy lạnh cũng vậy, cũng có lúc nó gặp các sự cố cho dù là nhỏ hay lớn thì nó vẫn đem lại cho chúng ta một cái cảm giác không yên tâm và không an toàn với thiết bị tiện nghi này.
Do đó, ở bài viết này chúng tôi cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản nhất để xác định các nguyên nhân và hiện tượng khi máy điều hòa không khí bị sự cố và các cách khắc phụ cơ bản để khác hàng có thể từ đó có biện pháp cụ thể để triển khai nhằm khắc phục được phần nào hay tối đa sự cố.

1. Máy bị thiếu gas, hết gas 
Máy ĐHKK là một hệ thống kín và gas lạnh bên trong máy là loại hóa chất rất bền không bị phân hủy trong điều kiện hoạt động của máy nên không có hiện tượng hao hụt gas. Máy chỉ thiếu gas, hết gas trong trường hợp bị rò rỉ, xì trên đường ống, tại các van, các chỗ đấu nối ống bằng rắc-co…hay trong quá trình lắp mới người lắp đặt không kiểm tra và nạp đủ gas.
Khi máy bị thiếu gas hoặc hết gas sẽ có một số hiện tượng sau :
1. Nếu bị xì hết gas máy không lạnh. Nếu bị thiếu gas máy kém lạnh.
2. Có hiện tượng bám tuyết ngay van ống nhỏ của dàn nóng.
3. Dòng điện hoạt động thấp hơn dòng định mức ghi trên máy.
4. Áp suất gas hút về máy nén thấp hơn áp làm việc bình thường (bình thường từ 65-75psi). Áp suất phía cao áp cũng thấp hơn bình thường.
5. Trong một số máy ĐHKK, khi bị thiếu gas board điều khiển sẽ tự động tắt máy sau khoảng 5-10 phút và báo lỗi trên dàn lạnh.


2. Máy nén không chạy
Máy nén (Block) được xem là trái tim của máy ĐHKK, khi máy nén không chạy thì máy ĐHKK không lạnh. Một số nguyên nhân làm máy nén không chạy :
1. Mất nguồn cấp đến máy nén : do lỗ do board điều khiển, contactor không đóng, hở mạch.
2. Nhảy thermic bảo vệ máy nén : thường do hư tụ, quạt dàn nóng yếu hoặc hư, motor máy nén không quay.
3. Cháy một trong các cuộn dây động cơ bên trong, trường hợp này có thể dẫn tới nhảy CB nguồn.

3. Máy nén chạy ồn:
Khi máy lạnh của bạn bị hiện tượng này thì bạn thường nghe được tiếng ồn phát ra từ phía giàn nóng, tức là từ phía cục nóng thường đặt ngoài trời.
a. Nguyên nhân:
1. Dư gas.
2. Có chi tiết bên trong máy nén bị hư.
3. Có các bulong hay đinh vít bị lỏng
4. Chưa tháo các tấm vận chuyển
5. Có sự tiếp xúc của 1 ống này với ống khác hoặc vỏ máy
b. PP KT sữa chữa:
1. Rút bớt lượng gas đã sạc bằng cách xả ga ra môi trường bằng khóa lục giác. Vị trí xả ra ngay tại đầu côn phía cuối của giàn nóng - cục nóng.
2. Thay máy nén bằng cách đi mua máy nén đúng mã số, thương hiệu, đúng công suất và thay thế hoặc nhờ tới chuyên viên thay thế.
3. Vặn chặt các bulông hay vis, kiểm tra xem máy nén có đúng với tình trạng như ban đầu hay không nhé.
4. Tháo các tấm vận chuyển nhằm để cho hệ máy đỡ va chạm và gây kêu.
5. Nắn thẳng hay cố định ống sao cho không tiếp xúc với ống hoặc các chi tiết kim loại khác. Kiểm tra xem mặt đế đặt máy nén có bị xiên, lũng hay bị cong làm cho máy nén bị xiên và đụng với thành của võ giàn nóng - cục nóng và gây nên kêu. Kiểm tra xem các buloong phía dưới đáy máy nén xem có lỏng hay không. Nếu lõng thì xiết vừa phải nhé. Không được xiết chặt các buloong đó nhé.

4. Quá lạnh:
a. Nguyên nhân:
1. Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư.
2. Chỉnh nhiệt độ xuống quá thấp so với nhu cầu sử dụng.
b. PP KT sữa chữa:
1. Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn.
2. Sét lại nhiệt độ cho phù hợp.

5. Máy chạy liên tục nhưng không đủ lạnh.
a. Nguyên nhân:
1. Thiếu gas.
2. Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt.
3. Lọc gió bị dơ.
4. Dàn lạnh bị dơ.
5. Không đủ không khí đi qua dàn lạnh.
6. Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.
7. Có không khí hay khí không ngưng trong máy lạnh.
8. Không khí giải nhiệt không tuần hoàn.
9. Máy nén hoạt động không hiệu quả.
10. Tải quá nặng.
b. PP KT sữa chữa:
1. Thử xì, đo Gas, xạc Gas, kiểm tra P ht , xả…
2. Thay thế chi tiết cản trở
3. Làm sạch hay thay
4. Làm sạch
5. Kiểm tra quạt
6. Bảo trì dàn nóng
7. Rút gas hút chân không và sạc gas mới
8. Tháo dỡ các vật cản dòng không khí giải nhiệt
9. Kiểm tra hiệu suất máy nén
10. Kiểm tra tải

6. Áp suất hút thấp.
a. Nguyên nhân:
1. Thiếu gas
2. Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt
3. Lọc gió bị dơ
4. Dàn lạnh bị dơ
5. Không đủ không khí đi qua dàn lạnh
6. Van tiết lưu bị nghẹt
7. Van tiết lưu hay ống mao bị nghẹt hoàn toàn
8. Bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì
b. PP KT sữa chữa:
1. Thử xì
2. Thay thế chi tiết cản trở
3. Làm sạch hay thay
4. Làm sạch
5. Kiểm tra quạt
6. Thay valve
7. Thay valve hoặc ống mao
8. Thay valve

7. Áp suất hút cao.
a. Nguyên nhân:
1. Dư gas
2. Máy nén hoạt động không hiệu quả
3. Vị trí lắp cảm biến không đúng
4. Tải quá nặng
b. PP KT sữa chữa:
1. Rút bớt lượng gas đã sạc
2. Kiểm tra hiệu suất máy nén
3. Đổi vị trí lắp cảm biến
4. Kiểm tra tải

8. Áp suất nén thấp.
a. Nguyên nhân:
1. Thiếu gas
2. Máy nén hoạt động không hiệu quả
b. PP KT sữa chữa:
1. Thử xì
2. Kiểm tra hiệu suất máy nén

9. Áp suất nén cao.
a. Nguyên nhân:
1. Dư gas
2. Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần
3. Có không khí hay khí không ngưng trong máy lạnh
4. Không khí giải nhiệt không tuần hoàn
5. Nhiệt độ của không khí hoặc nước giải nhiệt cao
6. Thiếu không khí hoặc nước giải nhiệt
b. PP KT sữa chữa:
1. Rút bớt lượng gas đã sạc
2. Bảo trì dàn nóng
3. Rút gas hút chân không và sạc gas mới
4. Tháo dỡ các vật cản dòng không khí giải nhiệt
5. Cưa máy nén ra kiểm tra, sửa chữa, thay thế.
6. Kiểm tra v tăng quá trình giải nhiệt ln.

10. Máy nén chạy và dừng liên tục do quá tải.
a. Nguyên nhân:
1. Cuộn dây contactor máy nén bị hư
2. Điện thế thấp
3. Thiếu gas
4. Dư gas
5. Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần
b. PP KT sữa chữa:
1. Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm
2. Kiểm tra điện thế
3. Thử xì
4. Rút bớt lượng gas đã sạc
5. Bảo trì dàn nóng

11. Máy chạy và ngưng liên tục.
a. Nguyên nhân:
1. Cuộn dây contactor máy nén bị hư
2. Điện thế thấp
3. Thiếu gas
4. Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt
5. Dư gas
6. Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần
7. Van tiết lưu hay ống mao bị nghẹt hoàn toàn
8. Bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì
b. PP KT sữa chữa:
1. Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm
2. Kiểm tra điện thế
3. Thử xì
4. Thay thế chi tiết cản trở
5. Rút bớt lượng gas đã sạc
6. Bảo trì dàn nóng
7. Thay valve hoặc ống mao
8. Thay valve

12. Quạt dàn nóng không chạy.
a. Nguyên nhân:
1. Ngắn mạch hay đứt dây
2. Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư
3. Tụ điện bị hư hay ngắn mạch
4. Cuộn dây contactor quạt bị hư
5. Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ
b. PP KT sữa chữa:
1. Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ
2. Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn
3. Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ
4. Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm
5. Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ

13. Quạt dàn lạnh không chạy.
a. Nguyên nhân:
1. Ngắn mạch hay đứt dây
2. Tụ điện bị hư hay ngắn mạch
3. Cuộn dây contactor quạt bị hư
4. Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ
b. PP KT sữa chữa:
1. Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ
2. Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ
3. Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm
4. Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ

14. Máy nén và quạt dàn ngưng không chạy.
a. Nguyên nhân:
1. Ngắn mạch hay đứt dây
2. Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư
3. Cuộn dây contactor máy nén bị hư
b. PP KT sữa chữa:
1. Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ
2. Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn
3. Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm

15. Máy nén không chạy, quạt chạy.
a. Nguyên nhân:
1. Ngắn mạch hay đứt dây
2. Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư
3. Tụ điện bị hư hay ngắn mạch
4. Cuộn dây contactor máy nén bị hư
5. Máy nén bị ngắn mạch hay chạm vỏ
6. Máy nén bị kẹt
b. PP KT sữa chữa:
1. Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ
2. Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn
3. Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ
4. Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm
5. Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ
6. Cưa my nn ra kiểm tra, sửa chữa, thay thế.
16. Máy không chạy.
a. Nguyên nhân:
1. Không có điện nguồn
2. Đứt cầu chì hoặc vasitor
3. Lỏng mối nối điện
4. Ngắn mạch hay đứt dây
5. Thiết bị an toàn mở
6. Biến thế bị hư
b. PP KT sữa chữa:
1. Kiểm tra điện thế
2. Kiểm tra cỡ và loại cầu chì
3. Kiểm tra mối nối điện – xiết chặt lại
4. Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ
5. Kiểm tra thông mạch của thiết bị bảo vệ
6. Kiểm tra mạch điều khiển bằng đồng hồ
Xem chi tiết

Vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa thật đơn giản



Điều hoà sau một thời gian hoạt động lớp bụi bám trên lưới lọc không khí, những lớp bám trên cánh quạt làm cho việc trao đổi nhiệt trở nên khó khăn hơn. Vệ sinh điều hòa (bảo dưỡng điều hòa) sẽ làm tăng nhiệt độ làm lạnh, tăng tuổi thọ cho máy và giảm chi phí phát sinh khi điều hòa hỏng hóc.

Sau đây Sen Việt xin đưa ra một vài hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn vệ sinh, lau rửa máy điều hòa tại nhà.

1. LAU CHÙI MẶT NẠ
  • Lau sạch mặt trước, trước khi rửa để loại bỏ hoàn toàn bụi trên bề mặt;
  • Nhấc mặt trước của điều hòa lên cao hơn chiều ngang và kéo ra;
  • Rửa nhẹ nhàng với nước và nước rửa bát bằng miến bọt biển;
  • Sau đó lau khô phần mặt nạ rồi lắp vào máy;
Chú ý:
  • Khi rửa không được ấn quá mạnh làm nứ vỡ mặt nạ;
  • Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh;
  • Không làm khô máy trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

2. RỬA LƯỚI LỌC (DÀN LẠNH)
Thông thường, bạn nên rửa sạch lưới lọc không khí 2 tuần 1 lần.
  • Tháo mặt trước của dàn lạnh rồi rút lưới ra;
  • Dùng rẻ lau sạch bụi;
  • Tiếp đến sử dụng vòi nước thổi theo chiều ngược lại của lớp bụi;
  • Cuối cùng để lưới khô hẳn rồi lắp máy trở lại.
Chú ý:
  • Vì lưới lọc làm bằng nilon nên không được dùng nước nóng trên 40 độ C để rửa và sấy.
3. RỬA DÀN LẠNH
  • Việc đầu tiên trước khi rửa dàn lạnh bạn cần phải tắt máy;
  • Dùng rẻ sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch dàn lạnh để tránh các tia nước trong quá trình xịt rửa bắn vào theo máng tôn hoặc võng vải nilon ở phía dưới để hứng nước;
  • Dùng bình xịt tưới cây hoa xịt vào các vị trí lá nhôm tản nhiệt trên mặt lạnh, chú ý bắn tia nước gọn không để nước bắn sang các bộ phận khác. Xịt từ từ, không xịt liên tục để nước có thể thoát ra ngoài, không bị tràn ra máy;
  • Sau ít nhất 15 phút mới được cắm điện điều hòa
Chú ý:
  • Chỉ xịt nước vào các khe kim loại, tránh xịt vào các bộ phận khác sẽ làm hỏng máy.
4. RỬA DÀN NÓNG
Chúng ta cũng làm tương tự như vệ sinh dàn lạnh.

Chú ý:
  • Nên phun làm nhiều lần một chút vì ở cục nóng ở ngoài trời nên rất bẩn, việc làm sạch này giúp việc trao đổi nhiệt làm mát được tốt hơn.
  • Tránh làm dàn nóng bị móp biến dạng.
LỜI KHUYÊN CỦA CHÚNG TÔI

Bạn nên vệ sinh lưới lọc thường xuyên nếu thấy nó bám bụi bẩn, rửa dàn nóng và dàn lạnh định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần. Nếu máy sảy ra sự cố cần liên hệ ngay với nhân viên kỹ thuật để nhờ sửa điều hòa, tránh phát sinh hỏng hóc nặng hơn. Mọi chi tiết liên hệ : 043.763.3496 để được vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa nhanh chóng và đúng cách giúp điều hòa hoạt động tốt nhất.

Xem chi tiết

Cảnh báo ngồi văn phòng sử dụng điều hòa quá lâu



Theo thống kê giữa năm 2013 của các hãng bảo hiểm ở California -Mỹ, gần 10% dân số bên đó phải thường xuyên nghỉ bệnh vì dị ứng, đau đầu, viêm kết mạc, bội nhiễm đường hô hấp, chóng mặt...

Đáng nói là 80% trong số đó làm việc trong văn phòng có gắn máy lạnh ở cao ốc! Cũng theo thống kê của các hãng bảo hiểm y tế ở xứ này, số người bị bệnh ở nhóm thường làm thêm ngoài giờ cao gấp 3 lần số đối tượng hết giờ là nghỉ.
Người làm việc trong văn phòng đóng kín tuy được tiếng cách ly với môi trường gọi là ô nhiễm bên ngoài nhưng trên thực tế lại là tấm bia lãnh đạn của hàng trăm loại vi khuẩn sống ẩn núp trong lưới lọc bụi của máy lạnh. Bia mà phơi trần như thế với cự ly trong tầm tay thì xạ thủ có tệ mấy cũng có lần bắn trúng. Chẳng những thế, gặp ẩm độ trong văn phòng chật hẹp, vi khuẩn không muốn cũng như rồng trên mây. Thêm vào đó là hóa chất trong nước sơn, thảm chùi chân, xà phòng lau nhà, nước lau kính, thuốc xịt phòng, bụi mực in và nhất là khói thuốc lá..., tất cả hòa quyện để người làm việc trong văn phòng cao ốc chẳng khác nào món “thịt ướp lạnh có tẩm đủ thứ hương liệu bảo quản” trước mắt vi khuẩn háu đói đang chực chờ lây lan từ bàn phím máy vi tính, trong phòng vệ sinh, trên nút bấm cửa thang máy... Không lạ gì nếu bệnh trong văn phòng dễ lây lan hơn ngoài chợ!
Biết rõ mức độ tai hại của tình trạng nay đau mai yếu vì văn phòng đóng cửa quá kín, nhiều nhà nghiên cứu về y học môi trường đã khuyên:
- Cao ốc có nhiều văn phòng máy lạnh cần có thêm khoảng không gian thoáng khí trên sân thượng cho nhân viên nghỉ giữa giờ, tất nhiên với điều kiện là nhiệt độ ở đó đừng quá sai biệt với phòng làm việc.
- Máy lạnh phải được làm sạch định kỳ, tối thiểu 3 tháng/lần.
- Giới hạn mọi hình thức sử dụng hóa chất gia dụng có chất bảo quản trong văn phòng kín.
- Không hút thuốc trong giờ làm việc.
- Giảm nhiệt độ trong phòng khi bắt đầu làm việc một cách hòa hoãn. Tăng dần nhiệt độ trước khi ra về, chẳng hạn bằng cách tắt máy lạnh và mở cửa thông khí khoảng nửa giờ trước khi tan sở, thay vì rồ ga tối đa để bên trong lạnh cóng, bên ngoài như trong lò bánh mì.
Khả năng thích ứng với khác biệt nhiệt độ của hệ thần kinh giao cảm tùy thuộc vào cường độ và thời gian chịu trận của gia chủ. Đừng quên thiếu nhiệt lượng vì phòng làm việc quá lạnh là đòn bẩy làm tăng hoạt tính của vi khuẩn làm bội nhiễm đường hô hấp, siêu vi cảm cúm, nấm mốc gây bệnh ngoài da… Xài chi máy lạnh đến độ ngã bệnh vì sức kháng bệnh đóng băng?

Xem chi tiết

Tiết kiệm điện tối đa khi dùng điều hòa



Mùa lạnh đang đến, hầu hết các gia đình đều lên kế hoạch sắm một chiếc điều hòa để chống chọi với đợt rét sắp tới. Nhưng mức tiêu hao điện năng từ điều hòa vẫn là trở ngại với nhiều người ...
Tại sao thiết bị mang lại sự ấm áp này lại khiến chúng ta “ớn lạnh” khi cầm hóa đơn tiền điện như vậy ? Và làm thế nào để tiết kiệm điện 50% lượng điện tiêu thụ đây?
Lý do điều hòa gây tốn điện :
Lý do quan trọng nhất khiến điều hòa ngốn một lượng điện lớn là do máy điều hòa thông thường chỉ sử dụng năng lượng ở một mức. Nghĩa là năng lượng làm lạnh ở một trong hai trạng thái : ngưng-phát. Khi đặt công suất 60%m máy sẽ phát trong 60% thời gian và ngưng phát trong khoảng thời gian còn lại. Việc cung cấp năng lượng ngắt quãng khiến điện năng cung cấp bị ngắt quãng, gây hao phí điện.
Làm thế nào để tiết kiệm điện tối đa ?
Cách tốt nhất để tiết kiệm điện là dùng các loại điều hòa sử dụng công nghệ biến tần Inverter. Đây là một bước đột phá làm cho hao phí năng lượng đến mức thấp nhất, duy trì ổn định nhiệt độ đó mà không cần phải bật/tắt máy rất bất tiện như đa số các máy điều hòa nhiệt độ khác. Không cần phải tắt nguồn để tiết kiệm điện . Máy điều hòa nhiệt độ tự động chuyển sang chế độ hoạt động tiết kiệm điện, tiết kiệm đến 50% lượng điện tiêu thụ so với máy điều hòa nhiệt độ không biến tần .
Phòng có diện tích 9 – 16 m2 có thể gắn máy công suất 9000BTU, diện tích 16 – 22 m2 dùng máy 12.000 BTU, diện tích 22 – 30 m2 chọn loại 18.000BTU, điện tích 30-35m2 chọn loại 24.000 BTU.
Nếu phòng có bóng che có thể giảm 10% công suất, nếu mặt trời chiếu suốt ngày, tăng 10% công suất.
Trung bình 6 tháng vệ sinh máy một lần, nếu không hiệu suất máy sẽ giảm: độ lạnh kém, thời gian làm lạnh lâu, tiêu hao nhiều điện, thậm chí có thể dẫn đến cháy máy.
Chú ý : vệ sinh máy không chỉ là chỉ rửa lưới lọc. Cần phải rửa cả dàn nóng, đường ống dẫn gas, block nén thì máy sẽ hoạt động với hiệu suất tốt hơn. Sau khi vệ sinh, máy sẽ phục hồi độ lạnh như cũ mà không cần nạp thêm gas.
Trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại máy điều hòa công nghệ Inverter tiết kiệm điện nên bạn không nên quá lo lắng vấn đề điện năng. Đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi để nhận được tư vấn tốt nhất : 043.763.3496
Chúc các bạn có một mùa đông ấm áp và tiết kiệm !

Xem chi tiết

ử dụng điều hòa cho trẻ không ốm

S


Rất nhiều người kêu trời vì nóng nhưng không dám bất điều hòa do sợ con ốm. Thực chất, điều hòa rất cần thiết cho trẻ và những cách dưới đây có thể tránh “phản ứng phụ” cho trẻ.

Chỉnh nhiệt độ theo “tạng” của con
Nhiệt độ máy điều hòa thích hợp nhất là dao động trong khoảng 25 – 28 độ C, thông thường chỉ thấp hơn ngoài trời 7-80C. Nhưng chúng nên được điều chỉnh tùy theo độ tuổi và thể trạng của từng trẻ. Nhiệt độ trong phòng cho trẻ sơ sinh thích hợp là khoảng 27-28 độ C. Với trẻ lớn hơn, nhiệt độ có thể hạ xuống 1-2 độC. Những trẻ có cân nặng dư thừa, hiếu động cần nhiệt độ thấp hơn trẻ gầy yếu.
Cần đặc biệt lưu ý đối với trẻ sơ sinh nằm điều hòa
Cách tốt nhất để xác định là sau khi điều hòa đã tỏa mát khắp phòng, bạn nên sờ vào gáy, lưng của con, nếu thấy không ra mồ hôi, không nóng, mát vừa đủ nghĩa là nhiệt độ đó đã thích hợp với con mình.
Vệ sinh điều hòa định kỳ
Máy điều hòa không được vệ sinh sẽ có rất nhiều vi khuẩn, nấm mốc, bụi. Bạn nên định kỳ vệ sinh điều hòa mỗi tháng một lần. Bạn có thể tự làm vệ sinh theo trình tự: tắt máy lạnh, mở mặt trước của giàn lạnh, dùng bình xịt nước áp lực (loại phun thuốc cho cây) xịt mạnh vào các lá kim loại của giàn lạnh và giàn nóng. Sau khi xịt xong, đóng máy lạnh lại, để yên ít nhất nửa giờ mới cắm điện lại. Nếu thấy không an toàn, bạn nên thuê dịch vụ vệ sinh máy lạnh.
Tránh cho con di chuyển nhiều
Thông thường, bạn chỉ bật máy lạnh ở phòng khách và phòng ngủ. Trong khi đó những khu vực như nhà bếp hoặc ban công, hành lang sẽ có nhiệt độ chênh lệch lớn so với phòng có điều hòa. Nếu bạn để bé đi ra đi vào nhiều lần giữa các khu vực có chênh lệch nhiệt độ này, sẽ khiến cơ thể bé gặp phản ứng đột ngột. Trẻ có tuổi càng nhỏ, trung tâm điều hòa nhiệt độ ở não càng non yếu nên càng dễ “sốc” nhiệt.
Bởi thế, bạn nên chốt cửa phòng có điều hòa để tránh tình trạng bé chạy ra chạy vào. Khi cho con ra ngoài, bạn nên giữ bé ở ngay cửa phòng điều hòa khoảng 5 phút để quen dần với nhiệt độ tăng dần.
Mua thêm nước xịt mũi
Điều hòa thường làm khô da, khô niêm mạc mũi nên dẫn tới ngạt mũi, khó thở. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn thường xuyên xịt nước muối sinh lý vào mũi cho bé. Nên nhớ nước xịt mũi trong trường hợp này chỉ là nước muối sinh lý, tránh các loại thuốc xịt khác vì có thể gây ra phản ưng phụ như sung huyết, khó thở…
Đồng thời, bạn nên dùng máy phun sương trong phòng điều hòa, nhưng lưu ý bật máy ở tốc độ vừa phải, tránh ẩm ướt quá. Nếu không thể tự cảm nhận được, bạn nên sắm thêm một chiếc máy đo độ ẩm (loại rẻ có giá từ 100-500.000đ). Độ ẩm thích hợp nhất cho da là 65%.
Che kín bụng cho trẻ
Vùng bụng, nhất là khu quanh rốn là vùng nhạy cảm. Nếu vùng này bị cảm lạnh. Bởi thế khi cho bé ở trong phòng điều hòa, bạn cần cho con mặc kín vùng bụng hoặc dùng khăn mỏng đắp ngang qua bụng.
Mở cửa phòng mỗi ngày
Có những gia đình đóng cửa phòng cả ngày vì “cậy” đã có điều hòa thông khí. Cách làm này khiến phòng nhiều khí carbon và nấm mốc, vi khuẩn độc hại hơn nên tăng nguy cơ ngạt thở, nhiễm bệnh cho trẻ. Bởi vậy, mỗi sáng bạn nên mở toang cửa phòng để không khí lưu thông, bật quạt gió để đuổi không khí tù đọng ra ngoài.

Xem chi tiết

hỉ số khủng về điều hòa của Trung Quốc

C

Sản lượng điều hòa trung bình cao gấp 17 lần thế giới Mỗi năm, Trung Quốc hoàn thiện 109 triệu máy điều hòa, chiếm 80% sản lượng cả thế giới. Tính trên 1.000 dân, nước này sản xuất được 81,1 chiếc trong khi bình quân thế giới chỉ 4,8.

Ngoài ra, Trung quốc còn có các chỉ số khủng khác như :
Sản lượng máy tính cá nhân gấp 40 lần sản lượng một năm: 320,4 triệu máy, chiếm 90,6% toàn cầu. Số máy trên 1.000 dân: 238,3 chiếc (của thế giới là 5,9).
Sản xuất bóng đèn tiết kiệm năng lượng nhiều gấp 16 lần sản lượng của Trung Quốc: 4,3 tỷ bóng, chiếm 80% toàn cầu. Trung bình mỗi người dân là 3,2 bóng đèn, trong khi của thế giới chỉ 0,2.
Sản lượng thịt lợn trung bình gấp 6 lần sản lượng: 51,5 triệu tấn mỗi năm, chiếm gần 50% toàn cầu. Tính trung bình trên mỗi đầu người là 38,3kg thịt lợn mỗi năm, còn con số này của thế giới là 6,7kg.
Pin năng lượng mặt trời nhiều gấp 11 lần sản lượng một năm: 21,8 gigawatts, chiếm 74% toàn cầu. Tỷ lệ bình quân trên đầu người là 16,2 kilowatts, của thế giới là 1,4KW.
Sản lượng giầy gấp 7 lần sản lượng mỗi năm: 12,6 tỷ đôi, chiếm 63% toàn cầu. Bình quân đầu người 9,4 đôi mỗi năm, so với 1,3 đôi của thế giới.
Sản xuất điện thoại nhiều gấp 10 lần sản lượng: 1,1 tỷ máy mỗi năm, chiếm 70,6% toàn cầu. Trung Quốc sản xuất 840,7 máy điện thoại trên mỗi 1.000 dân (thế giới: 83,6).
Sản xuất ximăng gấp 6 lần sản lượng: 1,8 tỷ tấn mỗi năm (60% toàn cầu). Trung Quốc sản xuất 1,4 tấn ximăng trên mỗi dân, trong khi mức này của thế giới chỉ 221kg.
Than gấp 4 lần sản lượng: 1,8 tỷ tấn, chiếm 48,2% toàn cầu. Trung bình sản lượng trên một dân là 1,3 tấn (thế giới 0,3 tấn)
Công suất đóng tàu gấp 3 lần thế giới, công suất: 76,6 triệu tấn (45,1% toàn cầu). Tính trên mỗi 1.000 dân, công suất của Trung Quốc đạt 57 tấn, còn thế giới đạt 16,6 tấn.
Trung Quốc đang tăng trưởng chậm rõ rệt do các nhà hoạch định chính sách muốn cân bằng lại nền kinh tế đang tiêu thụ nhiều hơn xuất khẩu. Điều này đã tác động đến ngành sản xuất của đất nước.

Xem chi tiết

Trời nóng nên sử dụng điều hòa như thế nào để tránh lãng phí



Trời nóng, bạn nên mở máy điều hòa và chọn nhiệt độ như thế nào để làm lạnh nhanh nhất mà không lãng phí.
Bước chân vào phòng ngủ, bạn mở điều hòa và chọn nhiệt độ 16oC với mong muốn căn phòng sẽ được làm lạnh nhanh nhất. Với hành động đó, bạn vừa tiêu tốn tiền điện một cách vô ích! Bài viết này sẽ giúp bạn đỡ lãng phí tiền vào những việc như vậy.
Điều hòa tiêu thụ điện như thế nào?
Một điều hòa có bốn động cơ chính: động cơ nén đặt ở giàn nóng (tiêu thụ điện năng nhiều nhất, bằng khoảng 95% tổng công suất của máy điều hòa ); quạt làm mát lắp đặt ở giàn nóng; quạt đối lưu trong phòng và động cơ đảo hướng gió đặt ở giàn lạnh. Các loại máy điều hòa thông dụng hiện nay đều có rơle tự động ngắt hoạt động của giàn nóng đặt ngoài trời khi phòng đã đạt độ lạnh yêu cầu. Quạt đối lưu ở giàn lạnh thì hoạt động suốt thời gian mở máy với tốc độ nhanh hay chậm tuỳ người sử dụng. Động cơ đảo hướng gió thì chạy hoặc ngừng tuỳ lựa chọn cùng lúc như đã đề cập.
Về vận hành, có hai loại là: máy thông thường và máy dùng biến tần.
Với máy điều hòa  thông thường, điện năng sử dụng tương đối cao và tuổi thọ sẽ giảm do phải khởi động lại nhiều lần trong quá trình sử dụng liên tục. Đồng thời, nhiệt độ trong phòng sẽ dao động mạnh (±2°C).
Ví dụ, máy được chọn mở ở 24°C. Thời điểm này tất cả động cơ của máy đều hoạt động cho đến khi phòng đạt được nhiệt độ khoảng 22°C – 24°C thì rơle sẽ tự ngắt hoạt động của giàn nóng.
Sau một thời gian nhất định, tùy vào sự trao đổi nhiệt của phòng với môi trường xung quanh, nhiệt độ phòng tăng dần lên 24° - 26°C, lúc này giàn nóng sẽ được khởi động trở lại và làm giảm nhiệt độ phòng về mức mong muốn. Chênh lệch nhiệt độ ±2°C để có nhiệt độ 22°C và 26°C là do quán tính làm việc của máy,
ví dụ khi cảm biến đo được là phòng đã đạt được 24°C thì sẽ ra lệnh ngắt, nhưng hơi lạnh trước đó vẫn được thổi vào phòng làm cho nhiệt độ phòng giảm xuống.
Tương tự như khi nhiệt độ phòng tăng quá 24°C, động cơ hoạt động trở lại, nhưng phải mất một lúc thì mới có hơi lạnh, thời gian đó nhiệt độ phòng tăng lên.
Máy có biến tần (inverter) sử dụng công nghệ điều khiển hiện đại, làm cho động cơ nén hoạt động với công suất tăng dần đến khi nhiệt độ trong phòng đạt mức yêu cầu thì công suất máy sẽ được điều khiển giảm dần, chỉ vận hành ở một mức độ vừa phải để làm mát bù cho lượng nhiệt sinh ra trong phòng (thiết bị điện, nhiệt lượng từ người…) và nhiệt từ bên ngoài truyền vào qua tường, cửa… Công suất đó sẽ tăng hoặc giảm tuỳ vào sự chênh lệch giữa nhiệt độ phòng và nhiệt độ thiết lập cho điều hòa.
Nhờ vào phương pháp điều khiển này nên máy điều hòa inverter có thể giúp tiết kiệm điện năng từ 30 – 50% so với máy thông thường. Tuy nhiên, để đạt được mức tiết kiệm trên, máy phải được sử dụng trong các điều kiện nhất định như dưới đây.
Và cũng nên chú ý rằng do được trang bị các công nghệ mới hơn so với máy thông thường, nên dòng máy biến tần thường có giá cao hơn so với các máy khác từ 30 – 50%.
Nhiệt độ tối ưu khi sử dụng
điều hòa chỉ làm việc hiệu quả khi nhiệt độ quanh giàn nóng thấp hơn 48°C và nhiệt độ trong phòng lớn hơn 19°C, việc vi phạm các giới hạn này sẽ làm cho máy hoạt động không hiệu quả do khả năng thoát nhiệt rất thấp.
Khi khởi động máy, ta chỉ nên chọn mức nhiệt độ cần làm lạnh mong muốn, sau đó chọn bổ sung chức năng làm lạnh nhanh thể hiện trên thiết bị điều khiển từ xa mà thực chất là tăng tốc độ quạt đối lưu ở giàn lạnh.
Nên tránh đặt nhiệt độ ở mức thấp nhất của máy vì việc này không giúp đạt được nhiệt độ mong muốn nhanh hơn, mà chỉ làm tiêu tốn điện năng hơn do máy phải hoạt động đến khi đạt đến nhiệt độ thấp nhất mới có thể dừng lại.
Để sử dụng máy điều hòa có hiệu quả về điện, ta nên chọn nhiệt độ vừa phải. Nhiệt độ môi trường mà cơ thể con người thích nghi trong khoảng 25 – 27°C. Do đó, chọn nhiệt độ 26°C là đảm bảo sự thoái mái trong sinh hoạt mà lại tiết kiệm điện. Máy đạt nhiệt độ như remote được hay không là do cảm biến nhiệt độ gắn ở giàn lạnh trong phòng, mà thiết bị này thường không ảnh hưởng theo thời gian.
Nên trong trường hợp máy cũ, vẫn chọn 24°C thì phòng vẫn đạt được nhiệt độ đó, nhưng sẽ tiêu tốn điện nhiều hơn.
Lắp điều hòa hợp lý
Chọn đúng vị trí lắp đặt điều hòa hệ máy điều hòa sẽ giúp tiết kiệm điện năng. Giàn nóng điều hòa nên lắp đặt tại nơi thông thoáng, tránh cho nắng chiếu vào bên trong giàn làm tăng nhiệt độ thiết bị.
Tại khu vực có nhiều gió, hướng lắp đặt tốt là để quạt làm mát thổi vuông góc với hướng gió. Việc này sẽ làm tăng khả năng thoát nhiệt của thiết bị. Chú ý, không được lắp đặt giàn nóng ở những nơi có nguồn nhiệt, khói thải hoặc hoá chất gây bẩn, ăn mòn.
Chênh lệch độ cao và khoảng cách giữa giàn lạnh – giàn nóng cần bố trí hợp lý, ngắn nhất để vừa tiết kiệm chi phí vật tư, vừa tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Đối với điều hòa thông thường, chiều dài đường ống ga không nên vượt quá 5m và chênh lệch độ cao không nên vượt quá 3m. Việc vượt quá các định mức trên càng nhiều sẽ càng gây suy giảm năng suất lạnh đáng kể của hệ thống.
Tiết kiệm điện trong quá trình sử dụng
Trong giàn lạnh có hai bộ cánh giúp điều chỉnh gió lạnh ra khỏi giàn theo các hướng mong muốn. Người dùng nên điều chỉnh các cánh gió sao cho hơi lạnh thổi tập trung đến nơi cần làm lạnh nhất.
Luôn luôn tắt điều hòa khi không còn nhu cầu sử dụng. Nếu không có nhu cầu sử dụng trong thời gian dài, người sử dụng cần tắt cả nguồn máy (aptomat) vì lý do an toàn. Máy điều hoà cần được sửa điều hòa , bảo dưỡng điều hòa định kỳ, trung bình 6 tháng/lần. Đối với những tấm lưới lọc khí nên được làm vệ sinh thường xuyên hơn, ngăn chặn sự bám đọng bụi.
Có một số yếu tố gián tiếp cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất làm lạnh của máy. Như ánh nắng chiếu trực tiếp vào cửa, tường kính (kể cả kính cách nhiệt), màu tường, rèm tối hoặc các thiết bị toả nhiệt...

Xem chi tiết

Điều hòa chạy ồn nguyên nhân do đâu?


Điều hòa bị ồn có thể do nhiều nguyên nhân:
- Thông thường, mỗi máy có độ ồn nhất định trong quá trình hoạt động (tham khảo catalog nhà sản xuất), trong trường hợp dàn nóng được lắp gần cửa sổ phòng ngủ, nếu cửa cách âm không tốt, người sử dụng sẽ dễ cảm nhận được tiếng ồn của động cơ trong dàn nóng khi máy hoạt động.
- Vị trí lắp đặt máy không đúng, máy được lắp đặt ban đầu không tốt sẽ dễ dẫn đến những rung động của máy trong quá trình sử dụng, và gây tiếng ồn.
- Ngoài ra tiếng ồn cũng có thể phát sinh sau một thời gian sử dụng, như do quạt trong dàn lạnh gây ra, hoặc tuyến của một số cánh đảo gió được lắp đặt không tốt, làm nảy sinh ra va chạm khi cánh gió đảo lên và xuống.
- Trong quá trình lắp đặt ống gas vào dàn lạnh, nếu kỹ thuật viên xử lý ống đồng không tốt, làm cho ống bị móp, thì sẽ gây ra tiếng rít trong máy khi sử dụng.
- Hoặc sau khi sử dụng một thời gian dài, lưới lọc trong dàn lạnh bị bẩn, đóng bụi. Do đó, khi mở máy sử dụng bạn sẽ có thể nghe thấy tiếng gió rít.
Cách khắc phục cho các trường hợp bị ồn là liên lạc trực tiếp với trung tâm bảo hành để được xử lý đúng kỹ thuật và đảm bảo.

Xem chi tiết

Các bệnh hô hấp không đến từ điều hòa



Một số chị em, và những người lớn tuổi thường quan niệm rằng, ngủ điều hòa nhiều, sẽ rất dễ mắc bệnh hô hấp, nhất là đối với trẻ nhỏ. Thật ra, điều hòa không phải là tác nhân gây ra căn bệnh này.
Thủ phạm ngay trong nhà bạn
Có lẽ chính bạn cũng không nhận ra rằng ngôi nhà thân yêu của mình lại là nơi trú ẩn của một “đạo quân” hùng hậu vi khuẩn và nấm mốc, sẵn sàng tấn công sức khoẻ của cả gia đình bất cứ lúc nào. Theo nghiên cứu của Tổ chức Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), cứ mỗi 6 phòng trong nhà có thể tích tụ 18kg… bụi sau một năm. Dù bạn có lau chùi nhà cửa, hút bụi cẩn thận thì “đội quân” này vẫn khó mà tiêu diệt được. Hàng nghìn bụi bẩn và vi khuẩn theo đó sẽ nhanh chóng tấn công đường hô hấp và gây ra các bệnh hô hấp như bạn đã biết. Đó là lí do vì sao, trẻ em, người già hay những người ở nhà càng nhiều thì lại càng có nguy cơ cao bị mắc bệnh hô hấp.
Để thở sạch, tại sao không nghĩ đến điều hòa?
Bác sỹ Tạ Thị Kim Dung (Chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện An Sinh và Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM) cho biết: “Trong điều kiện thời tiết thay đổi khó lường như hiện nay, không khí trong nhà lúc lạnh, lúc lại quá nóng khiến cơ thể bạn sẽ không kịp thích nghi, đặc biệt là với những người có hệ miễn dịch yếu như người già và trẻ nhỏ. Sự không ổn định thân nhiệt này sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh.” Bác sỹ còn cho biết thêm, có nhiều cách để khắc phục điều này, trong đó chiếc điều hòa trong nhà bạn cũng là một yếu tố giúp điều chỉnh, làm giảm sự biến thiên nhiệt độ, tạo ra một môi trường với nhiệt độ ổn định, thông thoáng và mát mẻ nhất để cơ thể luôn ở trong trạng thái thoải mái.
Nắm bắt được xu hướng này, các điều hòa thế hệ mới đã không chỉ làm tròn chức năng “bình ổn nhiệt độ” mà còn tận dụng các công nghệ hiện đại để trở thành một “vệ sỹ” đáng tin tưởng giúp cả nhà thanh lọc không khí. Chẳng hạn như chiếc điều hòa Smart Wifi Inverter mới ra đời của Samsung ứng dụng những công nghệ tiên tiến như Virus Doctor+ và bộ lọc Full HD với lưới lọc siêu dày khít. Có thể nói “bộ đôi”  công nghệ này đang được nhắc đến nhiều hiện nay đặc biệt phát huy tác dụng để tiêu diệt “đội quân” vi khuẩn trong mỗi ngôi nhà. Virus Doctor+ có khả năng phóng thích những i-on hydro và oxy, nếu gặp những vi khuẩn độc hại có gốc OH, và nấm mốc sẽ giúp hoá lỏng chúng, trở thành những phân tử vô hại cho sức khoẻ con người. Nếu lỡ có mạt bụi nào lọt qua được ngưỡng cửa của “bác sỹ diệt khuẩn này” thì ở bước hai, chúng cũng sẽ bị “chặn lại” bởi bộ lọc Full HD với siêu lưới lọc dày khít, giúp lọc 60-90% bụi bẩn lơ lửng trong không khí. Ngoài ra, cũng có một số loại điều hòa ứng dụng công nghệ ion dương lọc bụi và vi khuẩn cũng rất hiệu quả.
Một tính năng cộng thêm mang lại tiện ích cho người dùng đó là smart wifi, tính năng điều khiển từ xa bằng điện thoại thông minh (smart phone). Dù bạn đang ở đâu, bạn vẫn có thể kiếm soát tình trạng tắt – mở của điều hòa và nhiệt độ trong nhà bạn.
Như vậy, điều hòa không những không gây ra bệnh hô hấp, mà nếu tận dụng đúng các chức năng, sử dụng đúng cách còn giúp phụ nữ bảo vệ sức khoẻ tối ưu cho cả gia đình. Ngoài việc chọn điều hòa phù hợp để bảo vệ sức khoẻ gia đình, bạn cũng nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên, cẩn thận, tìm thêm nhiều phương pháp giúp cả nhà cùng thở sạch như xông nhà bằng vỏ cam, chanh hoặc bày trí cây xanh…

Xem chi tiết